Khi nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi nào cần thay đổi đăng ký kinh doanh

Trong quá trình vận hành, do sự tác động từ những yếu tố khác nhau, các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu thay đổi một số yếu tố cả nội dung và hình thức, mà pháp luật đòi hỏi phải có sự can thiệp bởi một số quy định mà pháp luật đề ra yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình hoạt động cần phải thay đổi đăng kí kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc những trường hợp bạn phải thay đổi giấy phép đăng kí kinh doanh:

thay doi dang ky kinh doanh

Khi thay đổi ngành nghề đăng kí kinh doanh: 
Do nhu cầu mở rộng hay thu hẹp quy mô của doanh nghiệp mình về các lĩnh vực đang hoạt động. Tính chất của nó chỉ là mở rộng , cắt giảm lĩnh vực kinh doanh trên giấy đăng chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý những ngành nghề nào được phép hoạt động và những lĩnh vực nào bị cấm để có những lựa chọn thay đổi cho phù hợp với điều kiện để làm thủ tục thay đổi theo quy định của pháp luật.
Khi thay đổi tên của doanh nghiệp:
Tên của mỗi doanh nghiệp thường gắn với thương hiệu và uy tín mà doanh nghiệp đã tạo nên trong thời gian hoạt động. Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh, các nhà quản lí muốn thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp hơn, sẽ lựa chọn tên theo nhu cầu của doanh nghiệp, phải thay đổi con dấu doanh nghiệp cũng như những lưu ý kèm theo như thay đổi thông tin trên hoá đơn, liên quan đến thuế, thông báo đến các cơ quan như ngân hàng, đến đối tác, khách hàng làm ăn để giữ liên lạc trong làm ăn, giúp cho việc kinh doanh không gặp trở ngại.
Khi thay đổi trụ sở:
Vị trí địa điểm hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo nên những thuận lợi nhất định. Tuỳ vào nhu cầu kinh doanh cần nhu cầu phat triển mạnh hơn có thể thay đổi địa điểm cho phù hợp. Khi thay đổi địa chỉ khác quận, huyện thì cần lưu ý thay đổi con dấu và cần phải chuyển hồ sơ thuế. Nếu thay đổi cùng địa chỉ quận huyện thig doanh nghiệp không cần thay đổi con dấu.
Khi thay đổi tăng, giảm vốn điều lệ:
Doanh nghiệp cần phai biết mình thuộc loại hình doanh nghiệp nào để thay đổi vốn điều lệ sao cho phù hợp. Những quy định đã được pháp luật nêu rất rõ ràng, bên cạnh loại hình doanh nghiệp, cần lưu ý đến cả ngành nghề lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến mức vồn pháp luật quy định.
Khi viên thay đổi thành doanh nghiệp :
Thay đổi về thông tin người đại diện, thông tin các thành viên liên quan đến giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư, hộ khẩu, địa chỉ... Để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch với ngân hàng hoặc đối tác làm ăn.
Nếu bạn có nhu cầu để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với Công ty TNHH tư vấn và quản trị  CHK VIET NAM, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn luật hàng đầu Hà Nội.

admin